Giải trí
Xem vận mệnh - tài vận Bói du lịch Bói vui tình yêu 4.0 Xem ngày tốt xấu Xem tuổi thọ - Hóa kiếp Xem cung hoàng đạo
6 món ăn ngon Bạc Liêu níu lòng du khách
×

6 món ăn ngon Bạc Liêu "níu lòng" du khách

4.5/5 - 423 Bình chọn

- 2017-09-11 - Tuấn Nghĩa -

2698

Sức hấp dẫn của du lịch Bạc Liêu (quê hương tay chơi số 1 Sài Gòn những thập niên 30-40) còn đến từ những món ăn dân dã, mộc mạc nhưng không kém phần thơm ngon là ba khía, bánh tằm, bánh củ cải. Trong bài viết dưới đây được Du Lịch Nắng Mới sưu tầm và cũng đã có dịp thưởng thức các món ăn này trong dịp đi khảo sát tour du lịch Cà Mau - Bạc Liêu trong năm, một trong những tour du lịch miền Tây được nhiều du khách chọn làm điểm đến khám phá.

6 món ăn ngon Bạc Liêu

Du lịch Bạc Liêu ‘níu lòng’ du khách bằng những món ngon

1. Bánh củ cải

Bánh củ cải - Bạc Liêu

Bánh củ cải có hình gần giống há cảo. Ảnh: tinthethaoonline

 

Bánh củ cải có nguồn gốc từ người Hoa, hình dạng khá giống há cảo nhưng to hơn. Vỏ bánh làm bằng bột mì trắng pha với bột củ cải, nhào trộn thật kỹ rồi cán mỏng để bao lấy phần nhân. Nhân bánh gồm tôm (có quán dùng tôm khô loại nhỏ hoặc tép), thịt băm, củ cải, cà rốt xắt sợi, hột đậu xanh hấp chín. Tất cả được xào chín bằng lửa lớn trước khi cuộn với vỏ bánh và hấp cách thủy trong 30 phút là được. Qua lớp vỏ màu trắng đục, du khách có thể nhìn thấy nhân bánh màu hồng cam bắt mắt.

Bánh củ cải - Du lịch Bạc Liêu

Ảnh: Internet

 

Mang hương vị đặc biệt khó tả, bánh củ cải là món ngon nổi tiếng của du lịch Bạc Liêu khiến du khách không thể từ chối. Bánh có mùi hăng đặc trưng của củ cải, ngọt mát quyện với vị ngọt đậm đà của tôm, thịt. Ngon nhất là ăn kèm với rau sống, rau thơm (diếp cá, húng lủi, húng cây, quế và ít xà lách) giòn mát, chấm với nước mắm chua ngọt, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đồng quê thanh mát, chân tình.

 

2. Ba khía

Ba khía Bạc Liêu Du lịch Bạc Liêu, du khach đừng quên thưởng thức ba khía. Ảnh: Internet

 

Ba khía trước kia là món ăn của người nghèo thì ngày nay đã trở thành hải sản được nhiều du khách yêu thích. Ba khía thuộc họ cua, càng to, thường sống ở vùng nước lợ, mặn. Vì trên lưng có 3 vạch như vết dao khía nên được người dân gọi là con ba khía. Theo những người sành ăn, ba khía Cà Mau, Bạc Liêu ngon hơn cả dù khắp Nam bộ đều có loài hải sản này.

 

Từ ba khía, người ta chế biến thành nhiều món ngon như luộc, hấp, nướng, muối… thậm chí để ăn sống. Sáng dậy ra chợ mua ba khía tươi sống về, bỏ mai, bỏ yếm, làm sạch rồi trộn cùng vài lát chanh, tỏi, đường, ớt. Chờ đến buổi chiều, ba khía ngấm gia vị là có thể ăn với cơm. Dù ăn sống nhưng ba khía không hôi tanh, lại đậm đà, ngọt thịt. Người Bạc Liêu cũng dùng ba khía làm nên loại nước mắm đặc sản lừng danh. Mắm ba khía có vị khá đặc biệt, vừa cay, mặn lại ngòn ngọt ăn cùng cơm cháy giòn rụm thì không gì tuyệt bằng.

 

3. Bánh tằm Bạc Liêu

Bánh tằm Bạc Liêu

Bánh tằm Bạc Liêu đặc biệt ở chỗ còn ăn kèm với xíu mại. Ảnh: Internet

 

Bánh tằm là món ngon đặc trưng của miền Tây và cũng là món ăn đặc sản Bạc Liêu, nhưng muốn tìm đến một hương vị đặc biệt hơn hãy thưởng thức bánh tằm Ngan Dừa ở Bạc Liêu. Bánh tằm ở thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân) nổi tiếng vì vẫn được là hoàn toàn thủ công nên còn được gọi là “bánh tằm se tay”.

 

Bánh được làm từ gạo Bụi Đỏ - gạo ngon có tiếng của Bạc Liêu. Gạo xay thành bột, khuấy chín rồi se sợi, đem hấp. Nếu bánh tằm ở những chỗ khác dài và thẳng đều, to gấp 2 – 3 lần sợi bún thì bánh tằm Ngan Dừa chỉ bé ngang con tằm, lại đặc biệt ở chỗ ăn kèm với bì và vài viên xíu mại. Từng viên xíu mại cũng được làm rất công phu. Thịt ba rọi, củ sắn và gan lợn xắt nhỏ được trộn đều, tẩm ướp gia vị rồi vo tròn thành viên, mang hấp lên là được viên xíu mại thơm ngon, hấp dẫn.

 

Bánh tằm thường được ăn cùng nước cốt dừa, vài sợi rau thơm, xà lách, dưa chuột thái nhỏ, đậu phộng rang giã nhuyễn chấm với nước mắm ớt tỏi chua cay. Mang màu sắc tinh tế và hương vị đặc trưng, bánh tằm là món ăn vặt rất hút thực khách khi du lịch Bạc Liêu.

 

4. Xá bấu, cốn xại

Xá bấu, cốn xại

Ảnh: chonoicairang

 

Xá bấu, cốn xại có nghĩa lần lượt là củ cải muối, cải muối. Đây là những món ăn có nguồn gốc từ người Hoa, ngon nhất khi ăn kèm với đậu phụ rán giòn, cháo trắng. Có người Hoa ở Bạc Liêu nói rằng: “Đã là người Hoa thì phải biết ăn cháo trắng với xá bấu”.

 

Cải muối khá dễ làm, chỉ cần rửa sạch, xắt thành cọng nhỏ, phơi khô rồi muối với đường, muối hột, ngũ vị hương, riềng, rượu cho có hương vị đặc trưng rồi để khoảng 2-3 tuần là ăn được.

 

Ngày Tết, người Bạc Liêu vẫn trộn củ cải muối với củ kiệu để ăn cùng bánh tét, bánh tét chiên để chống ngán hay ăn kèm thịt luộc chấm mắm tôm cũng rất đưa đẩy, thơm ngon.

 

5. Bồn bồn

Rau Bồn bồn

Ngoài muối dưa, bồn bồn xào tim, thịt cũng rất ngon. Ảnh: T.Tâm/Tuoitre

 

Bồn bồn còn gọi là thủy hương (nghĩa là cây nhang nước) vì từ xa nhìn hoa bồn rất giống cây nhang cắm dưới nước, xuất hiện nhiều nhất ở Cà Mau, Bạc Liêu. Đặc biệt là tại Bạc Liêu, bồn bồn trở thành món ngon nức tiếng gần xa.

 

Từ một loài cây dại, bồn bồn đã giúp người dân nơi đây “no bữa” khi được chế biến thành nhiều món ăn, tạo giá trị kinh tế, tăng thêm phần thu nhập dù ít ỏi. Phần củ non của cây bồn bồn được dùng để muối dưa chua, xào tôm thịt, nấu canh, lẩu, làm gỏi... đều rất ngon miệng.

 

6. Mắm chua Vĩnh Hưng

Mắm chua Vĩnh Hưng

Ảnh: Internet

 

Sống ở nơi có nhiều tôm cá, người Bạc Liêu đã khéo léo tận dụng nguồn thủy sản dồi dào để làm nên món mắm chua độc đáo, ngon nhất là mắm được làm từ người dân sống ở khu vực tháp cổ Vĩnh Hưng. Mắm chua được làm từ cá sặc, cá rô, cá chốt, cá lóc nhỏ trộn với thính và các nguyên liệu khác như đường, gừng, tiêu, ớt, rượu…

 

Mắm chua thành phẩm có màu xanh, hương thơm đặc biệt, khi ăn thấy hình con cá còn nguyên dạng, nhưng bộ xương đã rất mềm và không sợ hóc. Cách thưởng thức loại mắm chua này cũng rất đơn giản, mộc mạc như người miền sông nước. Chỉ cần vài trái bần, ổi thái mỏng hoặc khế xanh, chuối chát, me xanh, dua leo... ăn cùng mắm chua Vĩnh Hưng cũng khiến thực khách nhớ mãi hương vị chua mặn đặc biệt của mắm cùng cái chua chát, thanh thanh của các loại quả hòa tan dần trong miệng.

 

Thông thường mắm chua được ủ và dùng trong 10-15 ngày, không để được lâu nên chỉ du khách có dịp du lịch tới Bạc Liêu mới được thưởng thức món ăn đặc biệt này.

Nguồn: Tuấn Nghĩa - Du Lịch Nắng Mới

Hỏi đáp/ Bình luận

Bài viết khác
Tour du thuyền Vịnh Hạ Long
Cho thuê xe du lịch tại TPHCM giá rẻ
Tour du lịch nước ngoài
Xem nhiều nhất
i9bet188bet